Kim Cang Thừa

BẢO PHÁP CỦA DÒNG TRUYỀN THỪA SAKYA

THƯ NGỎ CỦA VĂN PHÒNG ĐỨC DALAI LAMA
Chúng tôi rất vui mừng được biết Hội Prajna Upadesa
Foundation (Prajnaparamita Foundation) đã được thành
lập hòng mang lại các phương tiện để cho các Phật tử,
nhất là Phật tử theo truyền thống Kim Cang thừa, tu học
và hành trì. Điều đáng tán thán là Hội sẽ tiến hành công
việc dịch thuật các tác phẩm Phật giáo cổ điển sang Việt
ngữ dưới sự giám hộ của các học giả trong truyền thống
Phật giáo Việt Nam và Tây Tạng.

Kiếp trong Đạo Phật
Để hiểu được Đạo Phật và hiểu được làm thế nào một
bậc toàn giác hiển hiện trong thế giới này, ta cần phải
hiểu khái niệm kiếp trong Đạo Phật. Một kiếp, tức kalpa
trong Phạn ngữ, là một thời đại hay chu kỳ của đời sống.
Trong một kiếp, một hoàn cảnh (môi trường) vật lý của
những “nguyên tố bên ngoài” được kết thành, và chúng
sinh, như chúng ta, sống trong môi trường ấy. Đọc thêm.

XƯNG TÁN ĐỨC VĂN THÙ GANGLOMA

Kính lễ Lama và Tôn giả Văn Thù Sư Lợi Hộ Chủ
Trí Ngài thanh tịnh rực sáng như mặt trời thoát ly mây hai chướng
Giữ quyển kinh giữa ngực, chứng tri vạn pháp như thật
Những ai bị ngục tù ở cõi hữu chìm trong bóng tối vô minh khổ não áp bức. Đọc thệm.

CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA MẬT ĐIỂN

Mối Liên Hệ Giữa Mật Điển Phật Giáo và Ấn Giáo. Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa. Đọc thêm.

Hộ Niệm Tối Yếu 

Đại Cương về Thân Trung Ấm

1) Người chết đi về đâu?

Làm người, chúng ta ai cũng phải chết. Chẳng phải riêng gì loài người mới sinh tử mà tất cả các chúng sinh trong sáu cõi đều phải chịu cảnh sinh và tử. Hữu sinh, hữu tử...hữu luân hồi. Phật pháp đã dạy cho chúng ta như thế. Vậy mà cả đời chúng ta chạy theo những chuyện bận rộn của thế gian, lo làm ăn buôn bán kiếm tiền cả đời, để rồi khi chết, lìa đời thì tất cả mọi người, ai cũng phải buông bỏ tất cả để ra đi với hai bàn tay trắng. Nhưng ra đi như vậy...là đi về đâu? Đọc thêm.

Hô niệm tối yếu

Tràng Hoa Tri Kiến Luận

Liên Hoa Sanh

Guru Padmasambhava-An Essential Instruction called: The Garland of Views

"Nếu có chư vị chúng sinh nào có căn cơ cao
Đã vốn có năng lực của trí tuệ và phương pháp (từ bi),
Xin nguyện chư vị gặp được mật điển Tràng Hoa Tri Kiến này,
Như người khiếm thị tự nhiên tìm lại được thị lực của mình." Đoc thêm....

 

Lamrim Con Đường Dễ Trực Truyền Đạo Trình Giác Ngộ

Ngồi trên đệm thoải mái trong tám tư thế. Quán sát triệt để dòng tâm thức chính cá nhân. Với thiện tâm, quán ở không gian ngay trước mặt, trên bảo tòa cao rộng có 8 sư tử chống đỡ, trên tòa sen đa sắc mạn đà la nguyệt nhật, là Bổn Ân Sư, hiện thân của Đấng Toàn Thắng Thích Ca Mâu Ni. Tôn thân vàng kim, đỉnh đầu có nhục khế, một mặt, hai tay. Tay phải định địa, tay trái trong tư thế nhập định, cầm bình bát đầy cam lồ. Tôn thân khoác ba y ca sa màu cam tuyệt đẹp, rực rỡ trang nghiêm với các hảo tướng và vẻ đẹp, tỏa hào quang, ngự với hai chân trong tư thế kim cang. Vây nhiễu chung quanh là vân tập các đạo sư trực và gián tiếp, bổn tôn, Phật, Bồ Tát, Dũng Sĩ, Dũng Mẫu, Hộ Pháp, Trí Tôn. Đọc thêm.

Lamrim Vàng Tinh Luyện Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Luận Giải

Thành kính qui y và đảnh lễ dưới chân Tôn Giả Vô Thượng Sư, bậc thánh đức hiện thân Tam Bảo, thỉnh ban phước cho con.
Ở đây, tất cả sĩ phu, những kẻ ước ao tận dụng tinh hoa thân người với đủ thuận duyên nhàn mãn sẽ tu trì. Hành động này là tinh hoa toàn thể kinh điển của Đấng Chiến Thắng, là độc lộ chư Phật ba thời hành tẩu, đạo hệ của hai đại xa Long Thọ và Vô Trước, pháp hệ của bậc trượng phu tối thắng đang đi đến nơi liễu tri toàn diện và là sự hội tập vô khuyết toàn thể thứ lớp được thực hành bởi tam phẩm trượng phu. Chính đây gọi là Bồ Đề Đạo Thứ Đệ tức Đạo Trình Giác Ngộ.Đọc thêm.

 Phương Pháp Duy Trì Quán Tưởng Bồ Đề Lạc Đạo của ZHAMAR LAMRIM

Tác giả của bộ luận này là Tôn giả Zhamar Pandita, Gendun Tenzin Gyatso sinh năm 1852, tám tuổi xuất gia, học đạo với nhiều bậc Thầy lỗi lạc. Ở tuổi 20, Ngài tinh thông ngũ minh và được xưng tụng là Đại Pandita. Sau đó vâng lời Thầy, Ngài vân du đó đây giảng pháp. Ngài ẩn cư tu hành. Một hôm, có hơn 300 ẩn sĩ được diện kiến Thánh Vương xứ Tuyết (Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13). Vừa bước vào phương trượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thoạt nhìn thấy Ngài liền chắp tay thốt lên rằng. Đọc thêm.

 

 

 

 

6Saraha1

CHẾT AN LẠC TÁI SINH HOAN HỶ

Hòa Thượng Thích Như Điển dịch

Tập sách này là kết quả của sự gạn lọc trí tuệ thâm áo hàng ngàn năm của truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những ngôn ngữ đơn giản để giúp cho mọi người có thể hiểu được. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa lành những đau khổ và vô minh của chúng ta về cái chết và lúc hấp hối, mà còn giúp chúng ta nhận ra được mục tiêu giải thoát của sự an lạc và hoan hỷ vô thượng, không những cho đời này mà còn cho lúc chết và cõi bên kia nữa. Đọc thêm.

chết là an lạc tái sanh hoan hỉ

Tài liệu từ Jangchup Lamrim

1. Bồ Đề Đạo Đăng, Tôn giả Cát Tường Atisha trước tác, Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Nhật Hạnh và Sa Di Pháp Đăng đồng hiệu đính. Đọc thêm.

2. Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ- Je Tsong Khapa. Việt dịch: Nhom Lamrim Lotsawas. Prajna Upadesa Foundation xuất bản Boston 2012,2013,hiệu đính August 2014. Tài liệu dịch với giấy phép của Snow Lion/Shambhala Publications. Đọc thêm.

3. TRUNG LUẬN VỀ GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ (ĐẠI CƯƠNG), Đại cương bổ sung: Trijang Rinpoche, Anh dịch: Philip Quarcoo, 2012, Việt dịch: Diệu Hải. Đọc thêm.

4. BỒ ĐỀ ĐẠO THỨ ĐỆ NHIẾP TỤNG, Tôn giả Tsong Kha Pa, Nhật Hạnh – Tezin Yangchen, Việt dịch từ bản Tạng ngữ. Đọc thêm.

5. BỒ ĐỀ ĐẠO THỨ ĐỆ LUẬN GIẢI, Chú Giải Lamrim Đạo Trình Giác Ngộ Vàng Tinh Luyện, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ ba Sonam Gyatso Công Đức Hải tạo luận, Sa di Tenzin Palyon Pháp Đăng phiên dịch từ nguyên bản Tạng ngữ. Đọc thêm.

6. Trực Truyền Đạo Trình Giác Ngộ Toàn Trí Hành Dung Đạo, Con đường dễ đi đến nhất thiết trí, Sa di Tenzin Palyon Pháp Đăng phiên dịch. Đọc thêm.

9. TINH HOA CỦA MỌI DIỆU THUYẾT, Ngài Gomchen Ngawang Drakpa trước tác, Diệu Hải dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của dịch giả Rosemary Patton, dưới sự hướng dẫn của Ngài Dagpo Rinpoche. Đọc thêm.

10. BA CỐT TỦY CỦA ĐẠO LỘ, Tôn giả Tsong Kha pa, Nhật Hạnh – Tezin Yangchen, Việt dịch từ bản Tạng Ngữ. Đọc thêm.

11. CĂN BẢN MỌI THIỆN ĐỨC, Tôn giả Tsongkhapa, Ni Sư Trí Hải dịch sang Việt ngữ, từ bản dịch Anh ngữ của Michael Richards. Đọc thêm.

12. CHỨNG ĐẠO CA. Tôn giả Tsongkhapa trước tác. Nhật Hạnh Tenzin Yangchen chuyển ngữ từ Tạng sang Việt. Bản dịch chưa hiệu đính. 2013. Đọc thêm.

13. Đạo Thứ Đệ Tinh Túy Cam Lồ, Yeshe Tsondru. Trần Ngọc Phú, Trần Gia Phong phiên dịch từ Anh ngữ, December 2013. Đọc thêm.

14. DÒNG TRUYỀN THỪA LAMRIM PHƯƠNG NAM, Ngài Gendun Jamyang trước tác, Diệu Hải dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của dịch giả Rosemary Patton. December 2013. Đọc thêm.

15. Giảng giải phương pháp duy trì quán tưởng Bồ Đề Lạc Đạo,mặt trời phát sáng diệu thiện cực kỳ quang minh trang nghiêm. Tác giả: Zharma Amdo Gendun Tenzin Gyatso. Nhật Hạnh-Tenzin Yangchen. Chuyển từ Tạng ngữ sang Việt ngữ. Đọc thêm.

17. GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY by Pabongka Rinpoche, dịch sang Việt ngữ từ bản dịch Anh ngữ. Đọc thêm.