MỘT BẬC ĐẠO SƯ, NHIỀU TRUYỀN THỐNG
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 14th & Ni Sư Thubten Chodren
Nguồn gốc của đạo Phật vốn không chia Nam tông hay Bắc Tông; sự phân chia bắt nguồn từ những diễn biến của lịch sử và sự truyền bá Phật pháp qua nhiều truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, và quốc độ khác nhau. Những lời dạy về đạo đức và trí tuệ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma rất đặc sắc và thực tiễn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại,loại bỏ các yếu tố thần quyền và huyền thoại. Đạo Phật khởi nguồi từ Ấn Độ, nhưng sự suy tàn Phật giáo trên đất Phật tại Ấn Độ cũng là mối quan tâm đáng kể của các Phật tử khắp năm Châu. Quyển sách này cố gắng tháo gỡ những nút thắt từ nhiều truyền thống của Đạo Phật không ngoài mục đích tạo nên một nhịp cầu kết nối những người con tinh thần của Đức Thế Tôn trên toàn thế giới xích lại gần nhau trong tinh thần lục hòa để chung sức gìn giữ và duy trì mạng mạch Phật pháp được trường tồn mãi ở thế gian. Đọc thêm. Đọc thêm.
MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
Hoà Thượng Thích Như Điển
Câu chuyện về một người con gái Đại Việt đã góp phần viết nên những trang sử đẹp nhất về lòng nhân ái, đoàn kết, khoan dung. Hình ảnh của bà đi vào lịch sử như một điển hình về phụ nữ. Cuộc đời và công hạnh của bà sống mãi cùng non sông. Bà là Công chúa Trần Huyền Trân con gái của Đức vua Trần Nhân Tông. Vì mối bang giao Đại Việt và Chiêm Quốc, Huyền Trân chấp nhận được gả cho Chế Mân. Được Đức vua Chế Mân sủng ái, phong làm Chánh cung Hoàng hậu mặc dù Đức vua đã có Chánh cung Hoàng hậu Salimah, Huyền Trân cũng bắt đầu bước vào một cuộc chiến tàn khốc ngấm ngầm của ngôi vị và quyền lực. Tể tướng Sulayman bắt tay với ngoại bang muốn giành ngôi của Chế Mân, xúi bẩy Hoàng hậu Salimah làm phản. Chế Mân bị giết chết, Huyền Trân phải bước lên giàn hoả thiêu của Vương triều Chiêm Quốc sau khi vừa hạ sinh hoàng tử Chế Đa Đa. Đọc thêm.
NHỮNG CÁNH HOA RƠI
Hoà Thượng Thích Như Điển
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Đọc thêm.